TÁC HẠI CỦA VIỆC BẮN LASER SAI CÁCH

1. Tai biến có thể gặp do laser

Máy laser là thiết bị phát ra ánh sáng là các tia laser, được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực y học và cuộc sống. Tia laser có mức năng lượng khác nhau. Có thể rất mạnh và có thể phá hủy mô.

Vì thế trong quá trình thực hiện laser. Nếu không tuân thủ quy định an toàn thì có thể dẫn đến các tai biến không mong muốn.

Sử dụng laser trong điều trị bệnh lý da và chăm sóc thẩm mỹ có thể gặp các sự cố như:

  • Tổn thương mắt
  • Tổn thương da
  • Tổn thương do hóa học
  • Tổn thương do điện
  • Bỏng

Các đối tượng có thể bị tổn hại do công nghệ laser trong trường hợp này bao gồm:

  • Bác sĩ
  • Kỹ thuật viên là những người trực tiếp thực hiện laser
  • Bệnh nhân
  • Khách hàng tham gia điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ
    Thực hiện laser có thể gây ra tổn thương mắt, tổn thương da do hóa học hoặc do điện

    2. Tổn thương ở mắt do laser

    Tia laser nhìn có vẻ an toàn nhưng nó có thể gây tổn hại mắt một cách nặng nề như:

  • Tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử,… Có thể gây mù mắt nhanh chóng. Mặc dù trước đó mắt của bạn không có cảm giác đau hay bất kỳ triệu chứng nào.
  • Vì tia laser khi chiếu lên bề mặt da sẽ bị phản xạ hay tán xạ đến mắt người thực hiện hay người quan sát gần đó. Bất kỳ ai nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp tia laser đều có thể bị tổn thương mắt khi không đeo kính bảo vệ.
  • Cách bảo vệ đó là đeo kính thích hợp với các loại máy laser để phản xạ lại các tia laser không đến được mắt, ngăn chặn tổn thương lên mắt.

3. Tổn thương trên da do laser

Công nghệ laser được ứng dụng để điều trị các bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, năng lượng phát ra từ tia laser không an toàn tuyệt đối. Có thể gây nên những tổn thương mới hay làm nặng hơn tình trạng da trước đó của bệnh nhân, khách hàng.

Các tổn thương mà laser có thể gây ra trên da bao gồm:

Đau

  • Khi thực hiện laser để điều trị da chúng ta sẽ có cảm giác nóng, đau, bỏng rát do năng lượng từ tia laser phát ra.
  • Cảm giác đau có thể gây nhiều khó chịu, sợ hãi và khiến bệnh nhân cử động, giãy giụa và khiến cho việc điều trị không chính xác.
  • Có thể giảm cảm giác đau cho bệnh nhân, khách hàng bằng các biện pháp vô cảm như ủ kem tê, tiêm thuốc tê, dùng thuốc giảm đau…

Đỏ da

  • Tình trạng đỏ da rất thường xảy ra sau khi thực hiện laser. Đây được xem là phản ứng bình thường nếu tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ, vài ngày. Nếu đỏ da tồn tại kéo dài thì có thể là biến chứng của sử dụng năng lượng cao, lặp lại nhiều lần do người thực hiện chưa có kinh nghiệm.
  • Cách phòng ngừa tình trạng đỏ da tồn tại kéo dài là: Người thực hiện phải được đào tạo chính quy. Người đào tạo có kinh nghiệm trong chỉnh năng lượng và sử dụng máy.

Bỏng da

  • Bỏng da do thực hiện laser không phải là trường hợp hiếm gặp. Đã có nhiều trường hợp bỏng da dẫn đến sẹo do không điều chỉnh năng lượng của máy phù hợp.
  • Để khắc phục trường hợp tai biến này xảy ra, người thực hiện laser phải là người đã được đào tạo và có kinh nghiệm điều chỉnh năng lượng của máy.

Lõm da

  • Tình trạng lõm da khá thường gặp sau khi thực hiện laser. Tuy nhiên, đa số có thể phục hồi lại bề mặt trong khi một số có thể gây lõm da vĩnh viễn.
  • Biện pháp dự phòng là điều chỉnh thông số và mức năng lượng phù hợp. Tránh bào mòn da quá nhiều đối với loại laser CO2.

Sẹo

Sẹo là tai biến đáng sợ nhất khi sử dụng laser. Da bị sẹo là do sử dụng năng lượng quá mức và lặp lại nhiều lần.

Tia laser có thể gây ra các tác dụng phụ như: lõm da, đỏ da, bỏng da,…

4. Tổn thương do hóa học và điện?

Ngoài các tai biến ở mắt và ở da, các tai nạn trong quá trình sử dụng laser có thể đến từ:

  • Rò rỉ hóa chất từ máy laser gây độc cho bệnh nhân, khách hàng và nhiều nhất là bác sĩ, kỹ thuật viên, những người trực tiếp thực hiện và phải tiếp xúc thường xuyên.
  • Cháy nổ có thể xảy ra do nguồn điện không ổn định.